Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai: Những điều cần lưu ý!
Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra.
1. Tổng quan
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua 3 đường chính:
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Đường máu (tiêm chích, truyền máu).
- Mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai (80%) và chuyển dạ/đẻ.
Bệnh giang mai nếu không được điều trị có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí cả đời, với các giai đoạn bùng phát triệu chứng xen kẽ với thời kỳ im lặng không triệu chứng, khiến người bệnh lầm tưởng đã khỏi bệnh và có thể vô tình lây truyền cho người khác, bao gồm cả con cái. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tử vong hoặc tàn tật suốt đời nếu không được điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng lâm sàng của Giang mai bẩm sinh
Giang mai bẩm sinh lây từ mẹ sang con, thường sau tháng thứ 3 thai kỳ.
GIANG MAI BẨM SINH SỚM
Giang mai bẩm sinh sớm xuất hiện trong 2 năm đầu sau sinh, thường 3 tháng đầu, với các biểu hiện:
- Trẻ gầy gò, da nhăn nheo, bụng to, tuần hoàn bàng hệ, gan lách to, có thể sụt cân nhanh, tử vong.
- Thương tổn giống giang mai II mắc phải: bọng nước lòng bàn tay, bàn chân, sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn, đau các đầu chi (giả liệt Parrot).
GIANG MAI BẨM SINH MUỘN
Giang mai bẩm sinh muộn thường xuất hiện sau 3-4 năm hoặc khi trưởng thành.
- Triệu chứng giống giang mai III mắc phải: viêm giác mạc, sợ ánh sáng, lác, điếc, thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô.
- Tam chứng Hutchinson (răng Hutchinson, điếc, lác).
3. Chẩn đoán Giang mai
- Xét nghiệm trực tiếp: Tìm xoắn khuẩn tại thương tổn.
- Các phương pháp: nhuộm thấm bạc Fontana Tribondeau, soi kính hiển vi nền đen, XN tìm kháng thể huỳnh quang trực tiếp, NAATs...
- Xét nghiệm gián tiếp:
- Xét nghiệm không đặc hiệu: RPR, VDRL...
- Xét nghiệm đặc hiệu: TPHA, TPPA, FTA-abs, test nhanh giang mai,...
4. Điều trị Giang mai ở phụ nữ mang thai
Penicillin là thuốc ưu tiên điều trị giang mai. Hiện tại chưa ghi nhận hiện tượng kháng penicillin.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ GIANG MAI Ở PHỤ NỮ MANG THAI
- Điều trị sớm, đủ liều, đúng thời gian quy định để ngăn ngừa lây truyền giang mai từ mẹ sang con.
- Điều trị cả bạn tình để tránh tái nhiễm.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHO PHỤ NỮ MANG THAI
- Giang mai sớm (≤ 2 năm):
- Phác đồ ưu tiên: Benzathin penicillin G 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp, liều duy nhất.
- Phác đồ thay thế:
- Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp, 1 lần/ngày x 10 ngày.
- Erythromycin 500mg, uống x 4 lần/ngày x 14 ngày.
- Ceftriaxone 1g, tiêm bắp, 1 lần/ngày x 10-14 ngày.
- Azithromycin 2g, uống, liều duy nhất.
- Giang mai muộn (> 2 năm) hoặc không xác định được thời gian:
- Phác đồ ưu tiên: Benzathin penicillin G 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp, 1 lần/tuần x 3 tuần liên tiếp (thời gian giữa 2 lần tiêm không quá 14 ngày).
- Phác đồ thay thế:
- Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp, 1 lần/ngày x 20 ngày.
- Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 30 ngày.
Lưu ý: Erythromycin và azithromycin không qua nhau thai nên trẻ sinh ra từ mẹ được điều trị bằng các thuốc này cần được điều trị ngay. Doxycycline chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.
5. Theo dõi con sinh ra từ mẹ mắc giang mai
- Khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu triệu chứng của giang mai bẩm sinh.
- Khai thác tiền sử chẩn đoán và điều trị giang mai của mẹ.
- Một số quốc gia chỉ định điều trị cho tất cả trẻ em sinh ra từ mẹ bị giang mai: benzathine penicillin G 50.000 đơn vị/kg/ngày tiêm bắp một lần duy nhất.
6. Dự phòng lây truyền giang mai từ mẹ sang con
- Gánh nặng giang mai ở phụ nữ mang thai:
- Gánh nặng do mắc và tử vong do giang mai bẩm sinh rất cao, chủ yếu là do mẹ mắc giang mai mà không phát hiện trong quá trình mang thai.
- Giang mai tiềm ẩn (không triệu chứng) cũng gây ra các biến chứng nặng cho một nửa số ca.
- Các biện pháp dự phòng:
- Xét nghiệm giang mai cho tất cả phụ nữ mang thai để phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ và ngăn ngừa lây truyền cho con.
- Nếu phụ nữ mang thai được phát hiện giang mai sớm trong 3 tháng đầu thai nghén và được điều trị → có thể ngăn ngừa lây truyền cho con.
- Trẻ sinh ra từ mẹ mắc giang mai có thể điều trị khỏi nếu mẹ được xét nghiệm sàng lọc giang mai.
7. Kết luận
Bệnh giang mai là một bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Việc hiểu rõ về bệnh, các triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.