Đại cương về dưỡng ẩm

Dựa vào thành phần và cơ chế tác dụng, sản phẩm dưỡng ẩm được chia thành các loại: Dưỡng ẩm khóa ẩm (occlusives); Dưỡng ẩm làm mềm (emollients); Dưỡng ẩm hút ẩm (humectants).

Đại cương về dưỡng ẩm

Việc sử dụng các chất dưỡng ẩm có ý nghĩa quan trọng trong phục hồi lại cấu trúc và chức năng bảo vệ của da chống lại các tác nhân kích ứng nội sinh và ngoại sinh nhằm giữ được làn da khỏe mạnh. Hơn nữa, các chất dưỡng ẩm còn có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát, đồng thời làm giảm các triệu chứng cơ năng ngứa và châm chích trong một số bệnh lý.

I. THÀNH PHẦN

Các sản phẩm dưỡng ẩm chứa nhiều thành phần khác nhau, tác động lên da theo cơ chế khác nhau:

  • Thành phần dầu của chất dưỡng ẩm tạo thành một lớp màng trên da gây băng bịt nhằm ngăn ngừa sự bay hơi.
  • Hoạt chất hút ẩm hấp thu nước từ môi trường xung quanh cung cấp độ ẩm trực tiếp đến lớp thượng bì và lớp trung bì.
  • Hoạt chất tương tự lipid trong lớp sừng của da có tác dụng làm mềm và phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Cơ chế dưỡng ẩm: khóa ẩm (occlusives); hút ẩm (humectants); làm mềm (emollients).
II. TIÊU CHÍ CỦA CÁC SẢN PHẨM DƯỠNG ẨM LÝ TƯỞNG

Sản phẩm dưỡng ẩm lý tưởng cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Khôi phục hàng rào lipid thượng bì, tăng cường cơ chế giữ ẩm cho da
  • Không gây dị ứng, không gây mẫn cảm, không mùi.
  • Không gây viêm các đơn vị nang lông tuyến bã.
  • Hấp thụ nhanh qua da, hiệu quả làm ẩm nhanh và kéo dài,
  • Chấp nhận được về mặt thẩm mỹ và chi phí.
III. PHÂN LOẠI DƯỠNG ẨM
  1. Dưỡng ẩm làm mềm da (emollients)

a. Cơ chế

  • Tác dụng lấp đầy khoảng cách giữa các tế bào sừng, thấm vào liposome làm cho da mềm mại.
  • Ngăn không cho các dị nguyên và các tác nhân kích ứng xâm nhập vào da.

b. Thành phần

Ceramide, choleserol, acid béo chuỗi dài (Decyl | oleate, isopropyl palmi- tate, glyceryl stearate, isopropyl myristate, octyl octanoate, vv).

c. Nhược điểm

Ceramide tự nhiên và tổng hợp đều có giá thành khá cao, thay thế bằng hợp chất tương tự ceramides.

  1. Dưỡng ẩm hút ẩm (humectants)

a. Cơ chế

  • Hút nước từ lớp sâu thượng bì đến lớp sừng, từ hạ bì lên thượng bì.
  • Hút nước từ môi trường

b. Thành phần

Alpha hydroxy acids, glycerin, HA, propylene glycol, sorbitol, sugars, urea, hyaluronic acid.

c. Nhược điểm

  • Độ ẩm không khí thấp, nước từ lớp hạ bì sẽ bị “hút” lên trên bề mặt da làm mất nước trong da.
  • Ở nồng độ cao, chất hút ẩm thường có xu hướng gây kích ứng da
  1. Dưỡng ẩm khóa ẩm (occlusives)

a. Cơ chế

Tạo thành màng kỵ nước trên bề mặt da, giữa các tế bào sừng lớp nông để giảm sự mất nước qua thượng bì.

b. Thành phần

Petrolatum, mineral oil, paraffin, propylen glycol, squalene, caprylic/capric triglyceride, Candelilla, carnauba, Beeswax, lanolin, stearyl stearate, lecithin, dimethicone, cyclomethicone.

c. Nhược điểm

Cảm giác nặng, bí da và nhờn dính.

IV. Tác dụng không mong muốn

Các chất dưỡng ẩm tương đối an toàn hiếm khi có liên quan đến các biến cố bất lợi nghiêm trọng, kể cả khi được sử dụng trên một diện tích rộng trong khoảng thời gian dài. Một số phản ứng bất lợi thường do tá dược trong các sản phẩm dưỡng ẩm. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của sản phẩm dưỡng ẩm là cảm giác đau, bỏng, châm chích, mà không có triệu chứng thực thế ngay sau khi thoa. Vùng da mặt hay gặp cảm giác này hơn các vị trí khác của cơ thể. Viêm da tiếp xúc kích ứng nhẹ hoặc dị ứng có thể gặp.