Laser điều trị sẹo lõm

Sẹo lõm là một tình trạng da phổ biến, thường gặp sau bệnh trứng cá, thuỷ đậu hoặc chấn thương... gây ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống. Laser là một phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng sẹo lõm (sẹo rỗ) sau mụn. 

Laser điều trị sẹo lõm

Tổng quan

Bao gồm:

  • Laser xâm lấn (ablative)
  • Laser không xâm lấn (non-ablative)
Tác động của các loại laser

Laser bào mòn

Đây là tiêu chuẩn vàng trong điều trị sẹo lõm trứng cá

1. Laser bào mòn truyền thống

  • Laser bào mòn truyền thống là phương pháp hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu kích thích tái tạo collagen, nhưng thời gian hồi phục lâu và có nhiều tác dụng phụ.
  • Cơ chế: Năng lượng laser được các phân tử nước trong và ngoài tế bào hấp thu và bay hơi, dẫn đến phá huỷ lớp thượng bì và trung bì một cách chính xác. Tổn thương nhiệt ngay dưới vùng bào mòn sẽ khởi động quá trình liền thương, co collagen, tăng sinh collagen, tác dụng săn chắc da giúp cải thiện vết sẹo.
  • Tác dụng phụ: thường gặp là ban đỏ kéo dài vài tuần, tăng giảm sắc tố kéo dài trong 3-12 tháng đặc biệt ở typ da III đến VI, nhiễm trùng và để lại sẹo.
  • Laser bảo mòn truyền thống tái tạo bề mặt hiện có bao gồm laser Er:YAG và laser CO2.
LASER CO2 BƯỚC SÓNG 10600 NM
  • Hấp thu bởi nước trong và ngoài tế bào
  • Tác dụng bào mòn sâu, tổn thương nhiệt lớn
  • Tái tạo thượng bì chậm: 10- 14 ngày
  • Nhiều tác dụng phụ: rối loạn sắc tố, nhiễm khuẩn, tạo sẹo, thời gian phục hồi dài
LASER ER:YAG 2940 NM
  • Hấp thu bởi nước mạnh gấp 10 lần laser CO2
  • Tác dụng bào mòn nông, tổn thương nhiệt nhỏ
  • Tái tạo thượng bì nhanh: 4-7 ngày
  • Ít tác dụng phụ hơn, thời gian hồi phục ngắn

2. Laser bào mòn vi điểm

  • Cơ chế: Tạo các vi tổn thương nhiệt sâu đến trung bì, kích thích tân tạo collagen. Vết thương cực nhỏ được bao quanh bởi mô không bị tổn thương giúp vết thương lành nhanh trong 24 giờ
  • Ít tác dụng phụ hơn, tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể gặp các tác dụng phụ như ban đỏ, phù nề, sẹo và thay đổi sắc tố.
  • Là phương pháp laser được sử dụng nhiều nhất để điều trị sẹo rỗ
LASER CO2 VI ĐIỂM
  • Ưu điểm: Hiệu quả điều trị cao, lành thương nhanh; Áp dụng được với nhiều loại sẹo; Cải thiện được cấu trúc chung làn da
  • Nhược điểm: Ban đỏ, phù nề, có vảy (5-10 ngày); Sẹo và đau, tăng sắc tố sau viêm; Chi phí lớn; Cần thời gian hồi phục (6-8 ngày); Tái kích hoạt herpes, chảy dịch, chảy máu, chấm xuất huyết, cảm giác châm chích, ngứa da và viêm da tiếp xúc dị ứng.
LASER ER:YAG VI ĐIỂM
  • Hệ số hấp thu nước gấp 10 lần Laser CO2
  • Đâm xuyên nông hơn, truyền ít nhiệt ra mô xung quanh ít
  • Chỉ định: Hiệu quả sẹo mức độ nhẹ, nông; Có thể kết hợp trị liệu sẹo và trị liệu tái tạo bề mặt da (mịn da, mờ nếp nhăn)
  • Ưu điểm: An toàn, ít biến chứng hơn laser CO2 fractional, nhanh lành da sau điều trị.
  • Nhược điểm: Ít hiệu quả với sẹo nặng; Độ xuyên sâu thấp; Vẫn có nguy cơ tăng sắc tố; Kinh phí lớn

Laser không bào mòn

  • Bao gồm: Q-switched Nd: YAG 1064nm hoặc Nd YAG 1064 xung dài; Nd YAG 1320nm; Diode 1450nm; ErGlass 1540nm
  • Chỉ định: Sẹo lõm nhẹ - trung bình; Type da tối màu; Cần thời gian nghỉ dưỡng ngắn
  • Khắc phục nhược điểm của laser xâm lấn như: Thời gian nghỉ dưỡng tương đối dài, ban đỏ sau laser, tăng giảm sắc tố sau laser
  • Laser vi điểm không bào mòn: thường được sử dụng xen kẽ với laser bào mòn vì phương pháp này đòi hỏi thời gian hồi phục ít hơn (chỉ từ 1-3 ngày). Tia laser được phát ra dưới dạng các cột ánh sáng laser rất hẹp, do đó không gây tổn thương vùng da lành, làm giảm tác dụng phụ so với laser bào mòn truyền thống. Tuy vậy, phương pháp này đòi hỏi nhiều lần điều trị: 4-6 lần, cách nhau 1 tháng, hiệu quả cũng hạn chế hơn laser bào mòn truyền thống.

Tổng kết

Fractional CO2 vẫn là giải pháp hiệu quả trong điều trị sẹo lõm, tuy nhiên cần cân nhắc an toàn, tác dụng phụ và chi phí điều trị.